Một số thực phẩm thường kỵ nhau, vì vậy, bạn cần lưu ý để tránh kết hợp chúng trong bữa ăn.
Dưới đây là vài điều các bà nội trợ có thể dùng để gối đầu giường:
1. Thịt lợn không nên ăn với ốc bươu, cam thảo.
2. Thịt bò, thịt trâu tránh dùng chung với lươn, hẹ.
3. Thịt chó không thích tỏi.
4. Tỏi tránh dùng để ướp cá trắm.
5. Bí đỏ tránh nấu chung với tôm hoặc cua.
6. Thịt lươn trắng kị ở chung với giấm.
7. Cua tránh nấu với cà tím.
8. Bắp không nên dùng với ốc.
9. Ốc không thích ở với mì.
10. Gan dê không nên dùng để nấu với măng tre.
Ngoài ra, có một số thực phẩm chứa những chất làm giảm hấp thụ protein như:
- Trong lòng trắng trứng sống có chứa chất antitrypsin chống lại sự tiêu hoá protein của thịt, cá, sữa.
Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, protein có trong trứng sẽ mất đi hoạt tính. Do đó, bạn chỉ nên dùng trứng đã nấu chín.
- Trong sữa tươi cũng có chất kháng men tiêu hoá protein. Do đó, một số người uống sữa tươi hay bị đầy bụng, lâu tiêu.
- Các loại đậu cũng có nhiều chất phản dinh dưỡng. Những chất này bảo vệ phôi mầm, chống lại tác động xấu của môi trường.
Nếu ăn lạc, đậu ván, đậu Hà Lan, đậu tương sẽ làm giảm khả năng hấp thu protein trong cơ thể.
Các chất phản chủ này còn ngăn cản hấp thụ lipid, gluxid và làm cho quá trình tiêu hoá trở nên khó khăn.
Nếu các loại đậu được nấu chín, chất này sẽ bị tiêu huỷ.
Những kẻ phá bĩnh làm mất tác dụng của vitamin:
- Món gỏi cá luôn tạo cảm giác ngon miệng cho người dùng. Thế nhưng, trong cá sống có hiện diện một chất kháng vitamin B1 gọi là pyrithiamine.
- Trong trứng sống hoặc chưa chín hẳn chứa chất avidin.
Khi ăn vào, chất này sẽ kết hợp với vitamin H hay biotin tạo thành hợp chất avidin-biotin làm cơ thể chúng ta thiếu vitamin. Nấu trứng chín từ 800c trở lên, ăn sẽ an toàn hơn.
- Trong bắp cải, bầu bí, dưa chuột có chứa men ascosbic oxidase phá huỷ vitamin C.
Ngoài ra, nếu phơi dưa chuột hoặc bắp cải đã thái ở ngoài trời trong một thời gian lâu sẽ bị mất hết vitamin C.
Các loại quả chứa kẻ cản trở hấp thụ chất khoáng:
- Trong các loại quả như me, khế, xoài xan, v.v… có chứa axit oxalic gây cản trở việc hấp thụ canxi của cơ thể.
Trẻ em đang tuổi dậy thì, bị còi xương cần nhiều canxi nên hạn chế ăn quả chua. Những người bị sỏi thận, đông máu cũng tránh dùng nhiều quả này.
- Glucozit là hợp chất đường có trong một số rau như bắp cải, củ cải, cải bẹ.
Khi ta ăn các loại thực phẩm này, chúng có vị ngọt, ngon.
Thế nhưng, lúc nào cơ thể, dưới ảnh hưởng của các men, glucozit bị phân huỷ, tạo ra thiocyanate và isothiocyanate gây cản trở việc kết hợp iot của tuyến giáp.
Cẩn thận trước chất độc hại có trong thực phẩm:
- Nhiều người bị ngộ độc khi ăn măng, sắn tươi (củ mì). Chúng chứa một loại glucozit, mà khi gặp nước, axit hoặc men tiêu hoá, sẽ tạo thành axit cyanhydric ở thể tự do, chất này hay gây ngộ độc.
Khi ăn sắn, bạn nhớ bóc hết lớp vỏ dầy, cắt khúc, đem ngâm nước rồi nấu chín.
Ngoài ra, cà chua xanh và khoai tây dễ gây ngộ độc vì có chứa solanin. Chất này có nhiều ở vỏ khoai tây, nhất là mầm khoai.
Do đó, bạn không nên ăn cà chua xanh và nhớ gọt kỹ vỏ khoai.